Homeschool - phương pháp học tại nhà mùa dịch Corona
Trường học tại gia (Homeschool hoặc Homeschooling), trở thành lựa chọn của một số gia đình Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt trong thời gian trẻ nghỉ vì dịch corona, hình thức học này càng nhận được sự quan tâm của phụ huynh và cộng đồng. Vậy Homeschooling là gì, mời quý độc giả hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Homeschool (homeschooling) là gì?
Phong trào Homeschooling bắt đầu phát triển vào những năm 1970, khi một số tác giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng như John Holt và Dorothy và Raymond Moore, bắt đầu viết về cải cách giáo dục. Họ đề nghị giáo dục tại nhà như là một lựa chọn giáo dục thay thế.
Phương pháp này khá phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, đặc biệt là Mỹ. Theo thống kê gần đây của Bộ Giáo dục Mỹ, hiện có 2 triệu trẻ em (khoảng 4% tổng số trẻ em) ở Mỹ được học tập thoải mái tại nhà riêng theo phương pháp homeschool. Con số này đã tăng lên 61,8% so với 10 năm trước. Ở Việt Nam, đây là phương pháp cũng đang được nhiều gia đình áp dụng, phổ biến nhất là những gia đình có người từng sống, học tập và làm việc tại nước ngoài.
Homeschool (homeschooling) là phương pháp giáo dục tại nhà do cha mẹ hay gia sư dạy theo một chương trình đã được nghiên cứu và soạn sẵn theo độ tuổi. Homeschool có thể áp dụng theo hai hình thức: toàn phần hoặc bán phần. Homeschool toàn phần có nghĩa là bố mẹ không cho con đến trường, việc học của con hoàn toàn được thực hiện tại nhà.
Hình thức thứ hai là, con vẫn đến trường nhưng chỉ ở một số môn, các môn học còn lại thường được cha mẹ hay giáo viên thuê về lên giáo án và giảng dạy tại nhà.
Một số người cho rằng, homeschool chỉ dành cho những học sinh khó hoà nhập cộng đồng như trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển hay homeschool – không cho con đến trường học là chống đối lại xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên thực tế đây lại là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao.
Với homeschool, trẻ sẽ được học tập trong một môi trường gần gũi, thoải mái mà không bị những yếu tố như: thầy cô, nhà trường, thành tích… chi phối. Đồng thời, thay vì phải oằn mình trên bàn học ở lớp, trẻ có thể học ngay tại bàn ăn của gia đình, đồng thời được tham gia vào các hoạt động vui chơi, dã ngoại cùng bố mẹ, cùng tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, nơi mình cư trú… Ngoài ra, trẻ cũng sẽ nhận được sự quan tâm và kèm cặp của bố mẹ nhiều hơn.
Những lưu ý khi cho trẻ học theo phương thức homeschool
Trong quá trình xây dựng lộ trình homeschool cho một số gia đình có nhu cầu, thạc sĩ Lê Đình Hiếu nhận thấy đây là một xu hướng mới mẻ đang tăng lên tại Việt Nam. Tuy nhiên, anh cũng lưu ý rằng, hình thức này không dành cho số đông và cha mẹ phải cân nhắc kỹ trước khi cho con học tại gia.
Chi phí homeschool rất tốn kém vì phải thuê giáo viên giỏi dạy kèm cho con tại nhà. Hơn nữa, ở Việt Nam không có các sân chơi cộng đồng cho trẻ em như câu lạc bộ hay các hoạt động ngoại khóa hiệu quả, mà trẻ em thì không thể tách rời khỏi môi trường cộng đồng.
Theo thạc sĩ Lê Đình Hiếu, các em homeschool cần phải có trên dưới 2 giờ tham gia học ngoại khóa mỗi ngày như: âm nhạc, nghệ thuật, thể thao… để các em có cơ hội tiếp xúc với bạn bè. Ngoài ra, những em không đến trường cũng nên gặp chuyên gia tâm lý định kỳ nhằm phát hiện các biểu hiện khác thường về tâm lý để kịp thời điều chỉnh.
Chính vì vậy, một số cha mẹ quyết định cho con homeschool “một phần”, như trường hợp chị Phạm Thiên Hương, mẹ của ba cô con gái, đồng thời là quản trị viên của nhóm Homeschooling in Vietnam trên Facebook.
Chị chia sẻ: “Chúng tôi lựa chọn lối đi riêng để bù đắp những thứ con không được học ở trường. Hình thức của chúng tôi hơi khác với homeschool riêng rẽ, đó là một số gia đình cùng hợp sức tạo môi trường giáo dục cho con em mình. Quyết định này do chính các con mong muốn vì chúng cảm thấy hạnh phúc, được sống là chính mình, được tự do khám phá và học theo cách của mình”.
Với mô hình này, các con của chị Thiên Hương vẫn có cơ hội học hỏi thông qua các nhóm khác nhau. Các bạn tham gia trong nhóm cũng đa dạng quốc tịch, tính cách, thường xuyên thực hiện các dự án cùng nhau để phát triển kỹ năng và nhân cách.
Dù ở hình thức nào thì homeschool ở Việt Nam cũng đang phát triển như nhu cầu tất yếu của xã hội. Trường học tại gia có được hệ thống giáo dục Việt Nam công nhận hay không chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng nhiều người trong ngành cho rằng, một khi hình thức này phát triển sẽ trở thành động lực để đổi mới giáo dục Việt Nam trong tương lai.
So với phương pháp giáo dục truyền thống, cách học này được đánh giá là sự đột phá mang tính tích cực trong giáo dục. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng nó cho con mình, mỗi phụ huynh cần tìm hiểu kỹ, xác định rõ những cái được và mất, từ đó đưa ra được những quyết định sáng suốt.
Today Education - Cung cấp giáo viên nước ngoài
Tin khác
- 5 điều thú vị của tiếng Việt
- Tiếng Anh dành cho doanh nghiệp
- Những lời khuyên cho giáo viên dạy trực tuyến mùa dịch Covid-19
- Cuộc sống trong vòng phong tỏa của du học sinh Việt tại Italy
- Bí quyết nuôi trẻ thành công: làm việc nhà càng sớm càng tốt
- Cách phòng dịch độc đáo của trường tiểu học Đài Loan
- Hưỡng dẫn cách viết bài luận du học Mỹ
- Bảo vệ con khi sử dụng Internet
- Những câu chuyện giúp bạn học tiếng nước ngoài thay đổi bản thân
- Vì sao cha mẹ không nên trách mắng trẻ vẽ nghịch lên tường nhà?
- Cha mẹ hãy dạy con tư duy phản biện
- Từ sớm, một đứa trẻ phải biết tầm quan trọng của lời hứa
Bài viết khác
- 5 điều thú vị của tiếng Việt
- Tiếng Anh dành cho doanh nghiệp
- Những lời khuyên cho giáo viên dạy trực tuyến mùa dịch Covid-19
- Cuộc sống trong vòng phong tỏa của du học sinh Việt tại Italy
- Bí quyết nuôi trẻ thành công: làm việc nhà càng sớm càng tốt
- Cách phòng dịch độc đáo của trường tiểu học Đài Loan
- Hưỡng dẫn cách viết bài luận du học Mỹ
- Bảo vệ con khi sử dụng Internet
- Những câu chuyện giúp bạn học tiếng nước ngoài thay đổi bản thân
- Vì sao cha mẹ không nên trách mắng trẻ vẽ nghịch lên tường nhà?
- Cha mẹ hãy dạy con tư duy phản biện
- Từ sớm, một đứa trẻ phải biết tầm quan trọng của lời hứa