Khối đại học
Khả năng sử dụng tiếng Anh là một trong những điều kiện đầu tiên của một nước đang phát triển như Việt Nam để có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của đa số sinh viên tốt nghiệp đại học ở nước ta hiện chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động.
Kết quả học tiếng Anh của sinh viên – những con số
51,7% SV tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Đó là kết quả khảo sát được Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước.
Con số này được công bố tại hội thảo “Đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ vừa tổ chức tại Hà Nội.
10,5% số trường Đại học đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của SV tốt nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng:
- 49,3% Sinh viên đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng
- 18,9% Sinh viên không đáp ứng được
- 31,8% Sinh viên cần đào tạo thêm.
Nguyên nhân
Chưa thống nhất được chuẩn các cấp độ tiếng Anh để làm chuẩn cho các chương trình giảng dạy và biên soạn giáo trình, sách giáo khoa theo kịp các chuẩn quốc tế và khu vực.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học tiếng Anh vẫn chủ yếu tập trung vào kỹ năng đọc và làm bài tập ngữ pháp, chưa quan tâm đến đánh giá kỹ năng giao tiếp.
- Hạn chế về đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất
- Thiếu tính liên thông giữa các chương trình dạy ngoại ngữ ở các cấp học
- Thời lượng dành cho môn tiếng Anh còn hạn chế
Giải pháp và thực hiện
- Nhà trường cần xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy theo chuẩn, có tính thống nhất và tính quốc tế về các cấp trình độ sử dụng mà SV phải đạt được sau mỗi khóa học.
- Tạo điều kiện tối đa trong việc tổ chức các lớp học tiếng Anh theo tín chỉ, theo trình độ thực tế của sinh viên để đảm bảo hiệu quả dạy và học.
- Có đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm. Trong đó ưu tiên thời lượng học với giáo viên bản ngữ.